Trong bài viết đăng tải trên trang cá nhân, Mark Zuckerberg cho rằng “có quá nhiều câu hỏi lớn về thế giới hiện nay và vai trò của công nghệ”. Đó là những vấn đề như vai trò của Internet trong kết nối xã hội, mối lo ngại về AI có thể chiếm lấy công việc của con người, tự do phát ngôn hay cả quyền lực của người đứng đầu.
CEO Facebook cho biết trong năm 2019, ông sẽ tổ chức một loạt hội thảo, cuộc nói chuyện với những nhà lãnh đạo và chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Ông cũng cho biết tất cả những cuộc nói chuyện này đều được phát công khai trên Facebook hoặc Isntagram và các hình thức khác.
“Tôi là một kỹ sư, và trong quá khứ tôi thường tự xây dựng từ ý tưởng của mình và để cho sản phẩm tự thể hiện bản chất. Nhưng với những câu hỏi quan trọng kia, điều này là không đủ. Do vậy, tôi sẽ xuất hiện nhiều hơn so với mức thoải mái của bản thân và tham gia nhiều hơn vào những cuộc tranh luận về tương lai, những điều phải đánh đổi và mục tiêu của chúng ta”.
Có thể thấy Mark Zuckerberg đã nhận ra được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của bản thân ông cũng như Facebook đối với rất nhiều vấn đề trên thế giới. Năm 2018, Mark Zuckerberg đặt ra mục tiêu khắc phục những vấn đề của Facebook, nhưng càng về cuối năm thì công ty này càng gặp nhiều rắc rối.
Facebook trong năm qua liên tục gặp chỉ trích về những rắc rối như can thiệp bầu cử, tin giả hay lộ dữ liệu người dùng. CEO Facebook còn phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ và Nghị viện Châu Âu. Tuy nhiên khi nhìn lại, ông vẫn cho rằng mình “đã hoàn thành nhiệm vụ dù còn nhiều việc phải làm”, vì để giải quyết các vấn đề sẽ phải mất nhiều năm.
Phần phim ngắn dài 21 phút này tập trung vào hành trình tìm kiếm ý tưởng của Olaf cho dịp Truyền thống Gia đình giúp chị em Elsa và Anna. Tức là, Olaf’s Frozen Adventure sẽ cho khán giả biết đôi chút về những sự kiện sẽ xảy ra trong phần phim tiếp theo của “Frozen”.
Còn nhớ trước đây, phim ngắn “Frozen Fever” chiếu năm 2015 cũng đã kể về câu chuyện Elsa bị cảm cúm và gần như sắp làm hỏng bữa tiệc sinh nhật chuẩn vị cho cô em gái Anna. Còn trong phần phim ngắn mới này, bối cảnh phim sẽ là kỳ nghỉ lễ đầu tiên kể từ khi những cánh cửa của vương quốc được mở lại và Anna (Kristen Bell) cùng Elsa (Idina Menzel) dự định tổ chức một lễ ăn mừng lớn cho tất cả thần dân xứ Arendelle.
Mặc dù đây là mùa giáng sinh đầu tiên hai chị em được đón lễ hội cùng nhau nhưng họ lại không có những lễ nghi truyền thống riêng cho gia đình của chính mình giống như các thần dân. Elsa và Anna sẽ phải cùng nhau làm 1 điều gì đó trong phần tiếp theo của “Frozen”, dự kiến sẽ ra rạp vào ngày 27/11/2019.
Quay trở lại với Olaf’s Frozen Adventure, nhằm cứu vãn buổi lễ Giáng sinh đầu tiên sum họp bên nhau của hai chị em Elsa, cậu người tuyết đáng yêu Olaf (Josh Gad) sẽ kết hợp với chú tuần lộc Sven cùng đồng hành trên một chuyến phiêu lưu khắp vương quốc để mang về những truyền thống tốt đẹp nhất cho những người bạn của mình.
Và Olaf đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình nên khán giả sẽ được thưởng thức 1 bữa tiệc âm nhạc tuyệt đỉnh với bốn bài hát mới toanh từ Elyssa Samsel và Kate Anderson.
Bộ phim tập trung vào các yếu tố truyền thống, đề cao tình cảm gia đình để tạo ấn tượng với người xem. Đây quả là món khai vị không thể chê dành cho khán giả trước khi thưởng thức món chính là bộ phim Coco, cũng là một bộ phim đề cao tình cảm gia đình. Coco xoay quanh câu chuyện kết nối giữa các thế hệ trong 1 gia đình vào dịp lễ hội truyền thống Día de los Muertos.
“Olaf’s Frozen Adventure” do đội ngũ đạo diễn đã từng giành giải Emmy là Stevie Wermers-Skelton và Kevin Deters (“Prep & Landing”), nhà sản xuất của “Big Hero 6” Roy Conli đảm nhận.
Mặc dù chỉ dài 21 phút nhưng bộ phim hứa hẹn sẽ trọn vẹn từ đầu đến cuối và khán giả sẽ được thưởng thức rất nhiều thứ khi theo dõi nó.
Lưu ý nè, có thể bạn sẽ thấy tuyết trong “Olaf’s Frozen Adventure” sẽ khác với tuyết trong Frozen. Nhưng đó đều là dụng ý của những nhà làm phim đấy. Tuyết trong Olaf’s Frozen Adventure sẽ mang tới cho bạn cảm giác ấm áp lãng mạn hơn để phù hợp với không khí mùa giáng sinh trong phim.
Theo GameK
" alt=""/>Ra mắt cùng với 'Coco', người tuyết Olaf trở lại siêu đáng yêuTuy nhiên, không nhỏ bộ phận game thủ và thương lái Việt Nam đã lợi dụng lỗ hổng trong việc kiểm tra hóa đơn mua hàng để nhận mã game miễn phí. Thủ thuật này được các thành viên trong các nhóm "gaming" trên Facebook chia sẻ rộng rãi.
Cụ thể, để nhận mã game, bạn phải vào trang sự kiện của nhà phân phối VGA, nhập các thông tin cơ bản như quốc gia (vùng lãnh thổ), mã sản phẩm (Serial Number), PPID và hình ảnh hóa đơn mua hàng trong khoản thời gian 23/10/2018 đến 7/1/2019.
Tuy nhiên, nhiều game thủ và thương lái đã mua card đồ họa trước ngày 23/10/2018 đã giả hóa đơn mua hàng bằng phần mềm chỉnh sửa hình ảnh hoặc công cụ miễn phí trên mạng. Công cụ này giúp sửa đổi một số thông tin như ngày mua hàng, Serial Number, PPID...
![]() |
Các thông tin trên hóa đơn được chỉnh sửa bằng phần mềm. Ảnh: Karousell |
Sau khi có hóa đơn phù hợp, họ chỉ cần làm mờ ảnh để tăng tỷ lệ thành công và làm theo chỉ dẫn trên trang sự kiện. Tiếp tục chờ một khoảng thời gian kiểm tra, code game Monster Hunter: World hoặc Fortnite sẽ được gửi qua email.
Bằng chiêu trò này, trên các diễn đàn, nhóm Facebook về "gaming gear" xuất hiện nhiều đầu nậu bán mã game Monster Hunter: World với giá khoảng 180.000-200.000 đồng. Mức giá này rẻ hơn nhiều so với bản gốc trên Steam (528.000 đồng, đã giảm 34%).
Theo anh Nguyễn Quốc Bảo, Giám đốc marketing mảng linh kiện của ASUS ROG, việc kiểm duyệt hóa đơn trong sự kiện này do tổng bộ (Headquarter) các hãng đối tác đảm trách. Do đó, lỗ hổng trong khâu xác nhận hóa đơn là điều dễ xảy ra với số lượng lớn mã sản phẩm được gửi.
Trả lời Zing.vn,anh này cho hay Asus sẽ không cấm game thủ Việt Nam tham gia nhận mã game ngay cả khi phát hiện nhiều hóa đơn giả. Asus chỉ tăng cường kiểm duyệt và hạn chế tối đa các trường hợp gian lận.
Ví dụ, những ai redeem code Call of Duty: Black Ops 4 sẽ được kiểm tra kĩ phần hóa đơn từ phía đại lý bán, dấu mộc và có nhân viên marketing của hãng gọi điện thoại xác nhận thông tin trước khi gửi mã kích hoạt để làm bước tiếp theo.
Trước đó, một số hãng phát hành game lớn như NEXON, Webzen hay KOG Games đã cấm địa chỉ IP mạng Việt Nam vì game thủ Việt có nhiều hành vi "xấu xí" như hack, cheat, gây ảnh hưởng tiêu cực đến người chơi khác.